Hồi 20, kết thúc 15 năm lưu lạc đầy đau thương và oan khốc của Thúy Kiều. Đây cũng là hồi đúc kết triết lý nhân sinh quan sâu sắc nhất của truyện Kiều. Đó là tư tưởng "tôi trung không thờ hai vua", là duyên phận, là tĩnh nghĩa, là giữ trọn lời thề sắt đá từ những buổi ban đầu... Chú thích: 1. Binh uy: Uy thế của quân đội. Câu này ý nói uy thế của quân Từ Hải từ đó vang dội trong ngoài như sấm dậy. 2. Huyện thànhThành trì của một huyện. Câu này ý nói quân Từ Hải đánh chiếm được năm huyện phía nam Trung Quốc. 3. Giá áo túi cơmCái giá để mắc áo, cái túi để đựng cơm ý nói người vô dụng hèn kém. 4. Cô quả: Cô và quả là tiếng tự xưng của bọn vua chúa đời xưa. Bá vương cũng nghĩa như vua chúa. Câu này ý nói Từ Hải cũng xưng cô xưng quả, làm vương làm bá một phương chứ không kém gì ai. 5. Tranh cường: Đua tranh về sức mạnh. Câu này ý nói trước ngọn cờ của Từ Hải không ai dám chống lại. 6. Hùng cứ: Lấy sức mạnh mà chiếm giữ. 7. Hải tần: Đất ven biển. 8. Kinh luânNghĩa đen là quay tơ và bện tơ, người ta thường dùng để nói tài sắp xếp chính sự, kinh bang tế thế 9. Đẩy xe: Do chữ thôi cốc (đẩy bánh xe). Đời xưa, khi sai tướng đi đánh giặc, vua thường tự mình đẩy vào xe của viên tướng một cái, để tỏ ý tôn trọng. Câu này ý nói vua nhà Minh sai Hồ Tôn Hiến đi đánh Từ Hải là một việc rất quan trọng. 10. Tiện nghi bát tiễu: Tuỳ tiện mà đánh đẹp. 11. Đổng nhungTrông coi, đốc suất việc quân. 12. Chiêu anKêu gọi chiêu dụ cho giặc đầu hàng. 13. Thanh vânMây xanh, người xưa thường dùng để chỉ con đường công danh. 14. Chiếc bách: Do chữ bách châu có nghĩa là mảnh thuyền, ý nói thân phận lênh đênh. 15. Bình thành: Do chữ “địa bình thiên thành” ở Kinh thư, ý nói nhà vua sửa sang việc nước cho trời đất được bằng phẳng. 16. Vô Định: Tên một con sông ở biên thuỳ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Ngày xưa ở con sông ấy đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa người Hán và người Hồ, làm cho rất nhiều người bị chết. 17. Hoàng Sào: Một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa cuối đời Đường, đã từng vây hãm kinh đô Trường An, tung hoành trong mười năm trời, sau bị thủ hạ giết chết. 18. Thúc giáp: Bó áo giáp lại. 19. Giải binh: Cho quân đội nghỉ ngơi không chiến đấu nữa 20. Thành hạ yêu minh: Cùng nhau ăn thề dưới thành để tỏ ý không làm hại nhau và thật thà tuân theo đúng những điều đã ước hẹn. 21. Vương sư: Quân của nhà vua, tức quân của Hồ Tôn Hiến. 22. Quyết kế thừa cơQuyết định cái mưu là nhân cơ hội Từ Hải trễ tràng việc quân để đánh. 23. Lễ tiên binh hậu: Phía trước thì đàn nghi lễ để chiêu hàng, phía sau thì phục sẵn binh mã để phản công. 24. Khắc cờ: Ấn định kỳ hạn. 25. Tập công: Đánh úp. 26. Chiêu phủ: Kêu gọi, vỗ về, để cho quy hàng. 27. Tiên phongToán quân đi trước. Câu này ý nói Hồ Tôn Hiến lập mưu cho kéo cờ “chiêu phủ” đi trước. 28. Đại quan lễ phục: Từ Hải mặc theo phục sức của vị quan lớn không mặc binh phục. 29. Dòng thu: Nước mắt 30. Oan khí tương triền: Cái oan khí ức vấn vít lại với nhau. Từ Hải và Thuý Kiều hình như cùng chung mối uất ức. 31. Binh cáchBinh là binh khí, cách là áo giáp và mũ đầu mâu. Người ta thường dùng hai chữ binh cách để chỉ cuộc binh đao chinh chiến. 32. Thành toán miếu đườngMưu chước đã sắp đặt sẵn ở nơi tốn miếu triều đường. Câu này ý nói đành hay triều đình đã có mưu kế sẵn, nhưng cũng nhờ lời nàng nói giúp mới nên việc. 33. Bách chiến: Trăm trận đánh, ý nói Từ Hải là một người dạn dày trong chiến trận. 34. Phu quý phụ vinh: Chồng làm nên quan sang thì vợ cũng được vinh hiển. 35. Ngang tàng: Cũng có nghĩa như hiên ngang, ý nói người tung hoành ngang trời dọc đất. 36. Tiện thổ: Miếng đất xấu. 37. Cảo táng: Chôn một cách sơ sài, không có khâm liệm quan quách gì. 38. Di hình: Di hài. 39. Hạ công: Mừng công thắng trận. 40. Thị yến: Hầu hạ bên bàn tiệc. 41. Hương hoả ba sinh: Do chữ “tam sinh hương hoả”, ý nói duyên nợ vợ chồng từ kiếp xưa để lại. 42. Dây loan: Chỉ...